Tiếng Vỗ Một Bàn Tay

Tiếng vỗ của một bàn tay Mokurai, Tiếng Sấm Tĩnh Lặng, là thiền sư trụ trì chùa Kennin. Sư có một đệ tử nhỏ tênToyo mới 12 tuổi. Toyo thấy các đệ tử đàn anh vào phòng thầy mỗi sáng và tối để nhận giáo huấn trong lớp riêng một thầy một trò và được hướng dẫn cá nhân về cách dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang. Toyo cũng muốn được vào lớp riêng. Mokurai nói, “Đợi một thời gian đã. Con còn nhỏ.” Nhưng Toyo nằng nặc xin, vì vậy cuối cùng thầy cũng đồng ý.

Chiều tối, cậu bé Toyo đến đúng giờ, trước cửa phòng thầy Mokurai dùng làm lớp riêng.Cậu đánh một tiếng cồng báo hiệu đã có mặt, gập mình chào lễ phép ba lần ngoài cửa, và bước vào ngồi yên lặng một cách lễ độ trước mặt thầy, “Con có thể nghe âm thanh của hai bàn tay khi hai tay vỗ vào nhau,” Mokurai nói. “Bây giờ chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay.” Toyo cúi chào và về phòng để suy nghĩ vể câu hỏi. Từ cửa sổ cậu có thể nghe nhạc củacác cô geishas. “A, tôi có rồi!” cậy bé tuyên bố. Sáng hôm sau, khi thầy hỏi cậu trình bày tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo làm tiếng nhạc  của geishas. “Không, không,” Modurai nói. “Không bao giờ được. Đó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả.’ Nghĩ là nhạc của geishas cắt đứt dòng suy tưởng, Toyo chuyển chỗ ở đến một nơi yên lặng hơn. Cậu bé thiền định. “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?” Cậu bé nghe tiếng nước nhỏ giọt. “Tôi có rồi,” Toyo nghĩ. Khi Toyo đến gặp thầy sau đó, cậu bé bắt chước tiếng nước nhỏ giọt. “Cái gì vậy?” Mokurai hỏi. “Đó là tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là tiếng vỗ củamột bàn tay. Cố thêm đi.” Hoài công Toyo thiền định để nghe tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng thở dài củagió. Nhưng tiếng đó cũng bị thầy gạt bỏ. Tiếng vỗ của một bàn tay cũng không phải là tiếng ve kêu. Hơn mười lần Toyo vào thăm Mokurai với những loại tiếng khác nhau. Tất cả đều trật.Cả một năm, cậu bé suy nghĩ tiếng gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay. Cuối cùng Toyo vào được thiền định thật sự và vượt lên trên tất cả mọi âm thanh . “Tôi chẳng còn tìm được tiếng nào nữa,” sau này cậu bé giải thích, “vì vậy tôi đạt được âm thanh im lặng.” Toyo đã đạt được tiếng vỗ của một bàn tay.

Lời Bình:

• Takeda Mokurai (1854-1930) (“Silent Thunder” – Tiếng Sấm Tĩnh Lặng) đi tu lúc còn nhỏ và được huấn luyện bởi các thiền sư hàng đầu thời đó. Mokurai trở thành sư trụ trìchùa Kennin, một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng nhất ở Kyoto, Nhật, vàonăm 1892 khi Mokurai chỉ 38 tuổi. Mokujrai còn là một họa sĩ nổi tiếng với tên Sayu Núi Đông. Sayu vì một trong những bút danh của Mokurai là Sayutei, và Núi Đông là chỉ chùa Kennin. • Bài này nói đến thủ tục lễ nghĩa khi đến gặp thầy để có lớp riêng với thầy (sanzen) rất rõ. • “Dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang.” Đây chính là yếu tính của công án.Đa số công án không phải là một câu hỏi cho một câu trả lời bằng chữ nghĩa hay lý luận, như câu hỏi “tiếng vỗ của một bàn tay” ở đây. Người học trò, trong tiến trình tìm câu trả lời, sẽ tự nhiên tìm mọi cách để tập trung tư tưởng, không cho tư tưởng đi lang thang. Tâm sẽ lặng từ từ, như nghe tiếng nhạc, đến tiếng nước nhỏ giọt, tiếng thở dài của gió… • Đến một lúc nào đó, tâm hoàn toàn tĩnh lặng đến nỗi không còn âm thanh nào có thể làm cho ta bị phân tâm. Tai nghe thì vẫn nghe, nhưng tâm hoàn toàn không xao động. Đó là “vượt lên trên” mọi âm thanh. • Nhưng tại sao lại là tìm được “âm thanh tĩnh lặng” (soundless sound)? Âm thanh tĩnh lặng (soundless sound) cũng là âm thanh của tĩnh lặng (sound of silence)như tên một bản nhạc của Simon and Garfunkel hay “tiếng thầm trong ngọc nói lời hay”của thiền sư Kiều Trí Huyền. Tức là, trong tĩnh lặng ta “nghe”, “thấy”, “hiểu” hay “ngộ” được nhiều điều mà khi tâm ta bị phân tâm vì các “tiếng động” ta không nghe, không thấy, không hiểu. Điều này thì chúng ta ai cũng đã có kinh nghiệm loáng thoáng phần nào—đôi khi ta tĩnhlặng, chẳng làm gì cả, chẳng suy nghĩ gì cả, tự nhiên bao nhiêu ý tưởng sáng tạo lại ùa đến. Tĩnh lặng làm con người thông thái ra, bao nhiêu vị thầy đã nói như thế. • Tại sao vị học trò trong truyện này chỉ mới 12 tuổi? Thưa, vì: (1) 12 tuổi thì ít có tiếng động trong đầu từ những lo lắng—con cái, công việc,chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện tiền bạc, chuyện nợ nần… và (2) 12 tuổi thí ít có kiếnthức lý luận để mà có thành kiến “Làm sao một tay mà phát ra tiếng vỗ được? Vô lý!” Tức là nếu cái tâm ta càng nhẹ nhàng, giản dị, và không cố chấp, như trẻ thơ, thì ra sẽ thiền dễ hơn và đạt giác ngộ dễ hơn. Muốn vào được thiên đàng thì hãy như trẻ thơ.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Translate in English:

The Sound of One Hand The master of Kennin temple was Mokurai, Silent Thunder. He had a little protégé named Toyo who was only twelve years old. Toyo saw the older disciples visit the master’s  room each morning and evening to receive instruction in sanzen or personal guidance in which they were given koans to stop mind-wandering. Toyo wished to do sanzen also. “Wait a while,” said Mokurai. “You are too young.” But the child insisted, so the teacher finally consented. In the evening little Toyo went at the proper time to the threshold of Mokurai’s sanzen room. He struck the gong to announce his presence, bowed respectfully three times outside the door, and went to sit before the master in respectful silence. “You can hear the sound of two hands when they clap together,” said Mokurai. “Now show me the sound of one hand.” Toyo bowed and went to his room to consider this problem. From his window he could hear the music of the geishas. “Ah, I have it!” he proclaimed. The next evening, when his teacher asked him to illustrate the sound of one hand, Toyo began to play the music of the geishas. “No, no,” said Mokurai. “That will never do. That is not the sound of one hand. You’ve not got it at all.” Thinking that such music might interrupt, Toyo moved his abode to a quiet place. He meditated again. “What can the sound of one hand be?” He happened to hear some water dripping. “I have it,” imagined Toyo. When he next appeared before his teacher, he imitated dripping water. “What is that?” asked Mokurai. “That is the sound of dripping water, but not the sound of one hand. Try again.” In vain Toyo meditated to hear the sound of one hand. He heard the sighing of the wind. But the sound was rejected. He heard the cry of an owl. This was also refused.
The sound of one hand was not the locusts. For more than ten times Toyo visited Mokurai with different sounds. All were wrong. For almost a year he pondered what the sound of one hand might be. At last Toyo entered true meditation and transcended all sounds. “I could collect no more,” he explained later, “so I reached the soundless sound.” Toyo had realized the sound of one hand.

____________________________________________________________________________

 Thiền công án đôi khi mới đọc hay nghe qua chúng ta thấy rất bí ẩn và khó hiểu. Công án không mang ý nghĩa nào khác hơn là một đối tượng thiền quán. Ngày xưa các Sư Tổ truyền đạo cho các đệ tử bằng những hình thức kỳ lạ như đánh, hay hét thật to, hoặc bằng những công án khó hiểu. Đó gọi là trực chỉ chơn tâm tức là chỉ thẳng vào tự tánh không nói vòng vo, là hình thức tâm truyền tâm. Nhưng cũng tùy thuộc vào căn cơ mà người tiếp nhận có ngộ được không, chúng ta thắc mắc là người xưa sao ngộ dể quá chỉ một câu là ngộ, còn mình thì biết chừng nào mới được. Nhưng thật ra họ đã trồng nhiều căn lành và căn tu nhiều kiếp nên mới dể ngộ như thế. Trong mọi chúng ta ai cũng đã từng trồng nhiều căn lành và gieo hạt giống Phật vào tâm mình từ vô lượng kiếp rồi nên đừng mặc cảm mà hãy nổ lực nhiều hơn để tiến nhanh trên con đường giải thoát. Sau đây là một số công án thiền:

1.Con chó của Triệu Châu:

Một ông Tăng hỏi hòa thượng Triệu Châu: -Con chó có Phật tánh không? -Hòa thượng đáp: không. Hết thảy chúng sinh đều có Phật tánh. Khi đặt câu hỏi này ra có lẽ vị Tăng này nghĩ rằng Phật tánh chỉ có mặt ở một nơi nào đó. Để giúp vị Tăng này thoát ra khỏi sự vướng mắc. Hòa thượng Triệu Châu hét to lên: KHÔNG!!! gây một chấn động vào suy nghĩ của vị Tăng này.

2.Triệu Châu rửa bát:

Một vị Tăng hỏi Triệu Châu: “Tôi mới vào chùa xin ngày chỉ dạy” Sư hỏi:”Ăn cháo chưa?” Tăng đáp:”Ăn Cháo Rồi” Sư nói:”Rửa bát đi”. Ông Tăng liến ngộ Ông Tăng đó đã ngộ rằng thiền hay đạo có mặt trong đời sông hằng ngày của chúng ta. Nếu chúng ta biết duy trì chánh niệm làm mọi việc hằng ngày trong sự tỉnh thức thì cũng là đạo.

3.Tâm bình thường là đạo:

Triệu Châu hỏi ngày Nam Tuyền: “Đạo là gì?” Sư đáp:”Tâm bình thường là Đạo.” Triệu Châu hỏi:”Đến đó được không?” Sư đáp:”Nghĩ đến đã sai”. Triệu Châu đáp:”không nghĩ làm sao biết được?” Sư nói:”Đạo không thuộc chuyện biết hay không? Không biết ăn thua gì! Nếu đến được thì cũng như thái hư rỗng không há có thể gượng cho là phải trái sao? Triệu Châu liền ngộ. Đạo hay chân tánh thoát ly mọi ý niệm đối đãi hay phân biệt của thế gian. Cái tâm bình thường mà sư nói là tâm tỉnh giác, không chấp trước. Bởi vì Đạo ở ngoài ý niệm nên không thể suy tư đặt chân đến được, vượt ngoài sự đối đãi giữa chủ thể và đối tượng nên biết đến là sai.

4.Pháp an tâm:

Nhị tổ đến cầu với Đạt Ma Tổ Sư về pháp an tâm: Nhị tổ:Con muốn cầu Pháp an tâm. Tổ Đạt Ma:Tâm ông đâu đem ra ta an cho? Nhị tổ:Con tìm hoài không thấy tâm. Tổ Đạt Ma: Ta đã an tâm cho ông rồi. Thật ra ai trong chúng ta cũng có những lo lắng phiền não, nhưng cảm giác bất an là không có thật. Bởi vì kinh Kim Cang có nói: “Tâm quá khứ, hiện tại, vị lai đều bất khả đắc” cho nên tâm là không thể tìm được. Khi chúng ta nhận ra rằng khổ thọ chỉ là một cảm thọ mà ta không phải là cảm thọ, cảm thọ cũng không phải là của ta vì vậy không có lý do gì ta phải chịu khổ cả. Khi nhị tổ hiểu được điều này thì ngài đã ngộ.

5.Không phải tâm, không phải Phật:

Có một ông Tăng hỏi hòa thượng Nam Tuyền: ” Có pháp nào ngài chưa dạy không? ” Sư đáp: có. Ông Tăng lại hỏi: “Pháp nào chưa dạy vậy?” Sư đáp: Không phải tâm, không phải Phật. Vị tăng này đã chỉ cho tôi và các đạo hữu một pháp mà trong chúng ta ai cũng có cả. Nói cũng chẳng trúng mà suy nghĩ cũng chẳng nhằm….

6.Tức tâm tức Phật, chẳng tâm chẳng Phật:

 Ngài Đại Mai hỏi ngày Mã Tổ: ” Phật là gì?” Sư đáp:”tức tâm, tức Phật” Một ông tăng hỏi ngày Mã Tổ: ” Phật là gì?” Sư đáp: “chẳng tâm, chẳng Phật” Nghe qua chúng ta thấy có vẻ mâu thuẩn nhưng Phật pháp vượt mọi đối đãi thông thường, không thể dùng nhận thức thông thường để nắm bắt. Tâm của vị Tăng chưa ngộ đạo này luôn biến các Pháp thành ngã tướng để nắm bắt. Vì thế Hòa Thượng này nói “chẳng tâm chẳng Phật” để giúp tư duy chấp ngã của vị tăng kia rơi vào hụt hẫng mà tỉnh ngộ.

7.Cưỡi trâu, tìm trâu:

Một hôm đệ tử hỏi một vị sư: “Phật là gì?” Vị sư bảo:”Như người cưỡi trâu mà tìm trâu” Đệ tử hỏi:” Biết rồi thì làm sao?” Vị sư bảo:”Như đã dắt trâu về nhà” Đệ tử hỏi:” vậy giữ như thế nào?” Sư bảo:”cứ giữ cho trâu không phá lúa người”. Vị đệ tử liền ngộ đạo. Trong chúng ta ai cũng có Phật tánh cả, không hiểu điều này như người cưỡi trâu mà tìm trâu, biết rồi thì “giữ trâu không phá lúa người” tức là hộ trì sáu căn cho tốt.

<Sưu Tầm> 

One thought on “Tiếng Vỗ Một Bàn Tay

  1. It’s really a nice and helpful piece of information. I am happy that you just shared this helpful information with us.
    Please keep us informed like this. Thanks for sharing.

Chia Sẻ Ý Kiến

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s